Có nên chia ổ cứng khi sử dụng MacBook, Cách chia ổ cứng?
- Người viết: Yến Nhi lúc
- Tin tức
- - 0 Bình luận
Nhiều người dùng chuyển từ máy tính Windows sang máy tính MacBook đều thắc mắc không biết có nên chia ổ cứng thành nhiều ổ khác nhau như trên laptop Windows hay không? Và nếu cần chia ổ cứng trên MacBook thì phải làm sao? Hãy cùng Vender tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Ổ cứng trên MacBook hoạt động thế nào? Có nên chia ổ cứng hay không?
Đối với các mẫu laptop Windows bao giờ cũng sẽ có từ 2 ổ cứng trở lên, 1 ổ để cài Win và các ổ còn lại để lưu trữ dữ liệu. Do các dữ liệu đều được lưu vào ổ khác ổ cài Win nên mỗi khi cài lại win người dùng sẽ không lo mất dữ liệu. Vậy còn MacBook thì sao? Có nên chia ổ cứng MacBook thành các ổ cứng riêng như trên Winows không? Và khi nào thì nên và khi nào không nên chia?
Máy Mac của bạn có ổ đĩa trong là thiết bị lưu trữ chứa các ứng dụng và thông tin được sử dụng bởi máy Mac của bạn. Một số máy tính Mac có ổ đĩa trong bổ sung hoặc ổ đĩa ngoài được kết nối. Trên máy tính của bạn, một nhóm ổ đĩa mặc định chứa 2 ổ đĩa: một ổ đĩa được sử dụng cho các tệp hệ thống (có tên Macintosh HD) và một ổ đĩa khác được sử dụng cho dữ liệu (có tên Macintosh HD - Data).
Bạn có thể chia một ổ đĩa thành các phần, được gọi là phân vùng hoặc ổ hoặc bộ chứa hoạt động giống như 1 ổ đĩa nhỏ hơn. Một số người thực hiện việc này để giúp tổ chức và quản lý dung lượng ổ đĩa của họ. Bạn có thể tạo các phân vùng bằng Tiện ích ổ đĩa một cách nhanh chóng.
Như vậy nên chia ổ cứng trên MacBook khi:
– Nếu ổ cứng của bạn có dung lượng lớn như 1TB, 2TB, dữ liệu lưu trữ của bạn nhiều và cần 1 phân vùng riêng để chứa dữ liệu, hạn chế mất dữ liệu gặp lỗi, phải cài lại hệ điều hành.
Không nên chia ổ cứng trên MacBook khi:
– Nếu ổ cứng của bạn có dung lượng nhỏ và chỉ từ 256GB - 512GB. Bởi vì sau khi cài hệ điều hành macOS thì dung lượng đã chiếm khoảng 30GB, cài thêm một số phần mềm thường dùng như Microsoft Office, Photoshop, Premiere, AI, game Liên Minh Huyền Thoại (LOL)… dung lượng trống trên ổ cứng của bạn chỉ còn khoảng tầm 150GB. Mà 150GB thì khá nhỏ để chia bởi vì sau 1 thời gian sử dụng ổ hệ thống sẽ đầy, bạn sẽ phải thường xuyên dọn dẹp và khá khó chịu.
Nói tóm lại do MacBook sử dụng định dạng APFS nên bạn muốn chia thêm bao nhiêu cũng được hoặc khỏi chia cũng đều được. Nhưng nếu theo thói quen, sở thích thì các bạn cứ chia phân vùng cho tiện quản lý.
Phân vùng ổ đĩa vật lý trong Tiện ích ổ đĩa trên máy Mac
Quan trọng: Nếu bạn phân vùng ổ đĩa cứng bên trong vì muốn cài đặt Windows, hãy sử dụng Trợ lý Boot Camp thay thế. Và cần lưu ý rằng không sử dụng Tiện ích ổ đĩa để xóa phân vùng được tạo bằng Trợ lý Boot Camp. Thay vào đó, hãy sử dụng Trợ lý Boot Camp để xóa phân vùng khỏi máy Mac của bạn.
Cách thêm phân vùng
Lưu ý: Trước khi tiến hành bạn nên sao lưu dữ liệu của máy tính ra một ổ cứng rời khác để đảm bảo an toàn và tránh tình trạng bị mất dữ liệu.
Buớc 1: Mở ứng dụng Tiện ích ổ đĩa bằng cách bấm vào biểu tượng Launchpad trong Dock, nhập Tiện ích ổ đĩa vào trường Tìm kiếm, sau đó bấm vào biểu tượng Tiện ích ổ đĩa.
Bước 2: Trong ứng dụng Tiện ích ổ đĩa trên máy Mac của bạn, hãy chọn ổ đĩa trong thanh bên, sau đó bấm vào nút Phân vùng trong thanh công cụ. Nếu bạn có nhiều thiết bị lưu trữ được kết nối với máy Mac, hãy đảm bảo bạn chọn ổ đĩa nằm trên thiết bị bạn muốn phân vùng.
Khi bạn chọn ổ đĩa đã có dữ liệu trên đó, biểu đồ tròn sẽ cho thấy khu vực có màu biểu thị lượng dữ liệu trên ổ và khu vực không có màu biểu thị lượng dung lượng trống có sẵn cho một ổ khác. Tiện ích ổ đĩa cũng cho biết liệu có thể xóa hay định cỡ lại ổ đĩa không.
Lưu ý: Nếu bạn thấy ổ nhỏ có dấu hoa thị thì phân vùng nhỏ hơn có thể được biểu thị theo đúng tỷ lệ trong biểu đồ.
Bước 3: Bấm vào nút Thêm (dấu +) bên dưới biểu đồ tròn.
Bước 4: Đọc thông tin trong hộp thoại xuất hiện, sau đó bấm vào Thêm phân vùng (Add Partition) để tạo ổ đĩa APFS bổ sung trong bộ chứa.
Bước 5: Nhập tên cho ổ đĩa trong trường Tên. Đối với các ổ MS-DOS (FAT) và ExFAT, độ dài tối đa cho tên ổ là 11 ký tự.
Bước 6: Bấm vào menu bật lên Định dạng, sau đó chọn định dạng hệ thống tệp. Nhập kích cỡ hoặc kéo bộ điều khiển định cỡ lại để tăng hoặc giảm kích cỡ của ổ đĩa.
Bước 7: Sau đó bấm Áp dụng.
Bước 8: Đọc thông tin trong hộp thoại Phân vùng thiết bị, sau đó bấm vào Phân vùng.
Bước 9: Nếu hộp thoại xuất hiện cho biết sẽ mất nhiều thời gian để định cỡ lại ổ đĩa khởi động, hãy đọc thông tin trong hộp thoại, sau đó thực hiện một trong các tác vụ sau:
- Nếu bạn muốn tiếp tục phân vùng ổ đĩa, hãy bấm vào Tiếp tục.
- Nếu bạn không muốn tiếp tục phân vùng ổ đĩa, hãy bấm vào Hủy.
Sau khi thao tác hoàn tất, hãy bấm vào Xong.
Bước 10: Sau khi bạn phân vùng thiết bị lưu trữ, một biểu tượng sẽ xuất hiện cho từng ổ trong cả thanh bên Tiện ích ổ đĩa và thanh bên Finder.
Xóa phân vùng ổ cứng
CẢNH BÁO: Khi bạn xóa phân vùng, tất cả dữ liệu trên phân vùng đó đều bị xóa. Hãy nhớ sao lưu dữ liệu của bạn trước khi bắt đầu.
Bước 1: Mở Tiện ích ổ đĩa bằng cách bấm vào biểu tượng Launchpad trong Dock, nhập Tiện ích ổ đĩa vào trường Tìm kiếm, sau đó bấm vào biểu tượng Tiện ích ổ đĩa.
Bước 2: Trong ứng dụng Tiện ích ổ đĩa trên máy Mac của bạn, hãy chọn ổ đĩa trong thanh bên, sau đó bấm vào nút Phân vùng trong thanh công cụ.
Bước 3: Trong hộp thoại Chia sẻ dung lượng Apple File System, hãy bấm vào Phân vùng.
Bước 4: Trong biểu đồ tròn, hãy bấm vào phân vùng bạn muốn xóa, sau đó bấm vào nút Xóa. Nếu nút Xóa bị làm mờ, bạn không thể xóa phân vùng được chọn.
Bước 5: Bấm Áp dụng.
Bước 6: Đọc thông tin trong hộp thoại Phân vùng thiết bị, sau đó bấm vào Phân vùng.
Bước 7: Sau khi thao tác hoàn tất, hãy bấm vào Xong.
Mở rộng dung lượng phân vùng
Nếu bạn đã tạo nhiều phân vùng trên thiết bị và một trong các phân vùng đó sắp hết dung lượng, thì bạn có thể mở rộng phân vùng ấy mà không làm mất bất kỳ tệp nào trong đó. Mở rộng phân vùng bằng cách gộp phân vùng đang hết dung lượng với phân vùng trống liền kề theo chiều kim đồng hồ.
Apple cho biết để có thể mở rộng, bạn phải xóa phân vùng ngay sau ổ phân vùng đang hết dung lượng trên thiết bị, sau đó di chuyển điểm cuối của ổ bạn muốn mở rộng vào phần dung lượng đang trống.
Ví dụ: Bạn đang có 2 phân vùng là Sonoma 14 và Data như hình. Bạn cần mở rộng dung lượng cho Sonoma 14 thì bạn cần làm như sau:
- Tách phân vùng Data ra thành 2 phân vùng, phân vùng cũ liền kề Sonoma 14 là Data, còn phân vùng mới được tách ra sẽ là Data2. Trong đó:
- Data sẽ là phân vùng bạn sử dụng để gộp với Sonoma 14 (theo nguyên tắc Apple: Mở rộng phân vùng bằng cách gộp phân vùng đang hết dung lượng với phân vùng trống liền kề theo chiều kim đồng hồ).
- Còn Data2 sẽ trở thành phân vùng lưu dữ liệu mới, thay thế cho phân vùng dữ liệu cũ ban đầu.
- Bởi vì khi bạn gộp phân vùng Data với Sonoma 14 thì toàn bộ dữ liệu trong Data sẽ biến mất, cho nên bạn cần chuyển hết tất cả dữ liệu trong Data sang phân vùng mới là Data2.
- Sau khi chắc chắn Data không còn dữ liệu nào, bạn tiến hành xoá phân vùng Data. Lúc bấy giờ phân vùng Sonoma 14 trên MacBook của bạn sẽ tự động mở rộng dung lượng bằng cách tiếp nhận dung lượng của ổ Data vừa bị xoá.
Lưu ý:
- Bạn không thể mở rộng ổ cuối cùng trên thiết bị.
- Khi bạn tách phân vùng thì sẽ không bị mất dữ liệu.
- Khi bạn xóa ổ đĩa hoặc phân vùng, tất cả dữ liệu trên ổ đĩa hoặc phân vùng đó đều bị xóa. Hãy nhớ sao lưu dữ liệu của bạn trước khi bắt đầu.
Cách Mở rộng dung lượng phân vùng như sau
Bước 1: Mở Tiện ích ổ đĩa bằng cách bấm vào biểu tượng Launchpad trong Dock, nhập Tiện ích ổ đĩa vào trường Tìm kiếm, sau đó bấm vào biểu tượng Tiện ích ổ đĩa.
Bước 2: Trong ứng dụng Tiện ích ổ đĩa trên máy Mac của bạn, hãy chọn ổ đĩa trong thanh bên, sau đó bấm vào nút Phân vùng trong thanh công cụ.
Bước 3: Trong hộp thoại Chia sẻ dung lượng Apple File System, hãy bấm vào Phân vùng.
Bước 4: Trong biểu đồ tròn, hãy chọn phân vùng bạn muốn xóa, sau đó bấm vào nút Xóa.
Nếu nút Xóa bị làm mờ, bạn không thể xóa phân vùng được chọn.
Bước 5: Bấm Áp dụng.
Bước 6: Đọc thông tin trong hộp thoại Phân vùng thiết bị, sau đó bấm vào Phân vùng.
Bước 7: Di chuyển điểm cuối của ổ bạn muốn mở rộng vào phần dung lượng đang trống. Sau khi thao tác hoàn tất, hãy bấm vào Xong.
Việc phân vùng ổ đĩa sẽ chia ổ đĩa đó thành các phần riêng lẻ được gọi là bộ chứa. Tuy nhiên, với APFS, Apple khuyên bạn không nên phân vùng ổ đĩa của mình trong hầu hết các trường hợp. Nguồn: Apple.
>> Xem nhiều thủ thuật sử dụng MacBook tại đây!
Mua ngay MacBook Pro M3 giảm sâu tại https://vender.vn
Chi tiết liên hệ và đặt hàng:
Mua ngay tại: https://vender.vn
☎️Điện thoại: 02822 006 007
🏆Chat Zalo: https://zalo.me/3580170500894915761
🏆Chat Facebook: https://m.me/vender.vn
🏘Địa chỉ Showroom: 379 Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh📍Xem bản đồ
Viết bình luận
Bình luận