Lý do bạn nên có một chiếc Thunderbolt Dock khi sử dụng MacBook

Lý do bạn nên có một chiếc Thunderbolt Dock khi sử dụng MacBook

Khi đặt MacBook tại khu vực làm việc cố định của bạn, đôi lúc MacBook sẽ dùng thêm màn hình ngoài, dùng làm trạm sạc cho iPhone, Apple Watch, kết nối với loa, microphone, camera… và rất rất nhiều các phụ kiện ngoại vi khác. Qua đó, chiếc MacBook của bạn thường sẽ không có đủ cổng để kết nối những thiết bị đó. Đó là lý do vì sao mà những chiếc Dock ra đời, bổ sung thêm nhiều loại cổng giúp đơn giản hoá quá trình kết nối trên bàn làm việc cố định của bạn.

Và có nhiều lợi ích khác nữa cho người dùng với một chiếc Dock. Nếu bạn không chắc mình cần một chiếc Dock hay không thì hãy xem qua những lý do sau đây nhé, biết đâu bạn sẽ cần một cái cho MacBook của mình.

Lý do bạn nên có một chiếc Thunderbolt Dock khi sử dụng MacBook

Lưu ý: Đừng nhầm lẫn giữa Dock và Hub nhé!

So với dock, hub cũng là thiết bị giúp mở rộng thêm cổng kết nối nhưng nhỏ gọn hơn, mang tính di động hơn khi có thể mang đi bất cứ đâu. Hub sử dụng nguồn điện trực tiếp từ cổng Thunderbolt trên máy tính của bạn và không cần nguồn điện bên ngoài. Đôi khi, việc mua một chiếc hub là quá đủ nếu bạn chỉ cần mở rộng một vài cổng USB hay đơn giản là xuất ra một màn hình để trình chiếu trên công ty… Tuy nhiên, nếu cần nhiều hơn vậy, như mình đã đề cập ở trên thì bạn nên đầu tư cho mình một chiếc dock.

Lý do bạn nên có một chiếc Thunderbolt Dock khi sử dụng MacBook

1. Hỗ trợ xuất nhiều màn hình

Những người dùng sở hữu MacBook Air, MacBook Pro với chip M1, M2, M3 cơ bản (và cũng có thể là các chip M dòng cơ bản trong tương lai) sẽ gặp phải một hạn chế rất lớn về số lượng cổng kết nối cũng như được Apple công bố chỉ xuất ra tối đa một màn hình ngoài 6K 60Hz. MacBook Air M3 được ưu ái hơn, nó được xuất tới 2 màn hình ngoài nhưng buộc bạn phải tắt màn hình laptop hoặc đóng nắp laptop lại, nói chung vẫn còn rất hạn chế.

Lý do bạn nên có một chiếc Thunderbolt Dock khi sử dụng MacBook

Một chiếc Dock sẽ giúp bạn giải quyết được hạn chế về vấn đề đó trên các MacBook chip M cơ bản, nó cho phép bạn kết nối được với nhiều màn hình ngoài hơn, cụ thể là 2 màn hình rời. Tuy nhiên, không phải Dock nào cũng làm được. Chiếc Dock đó phải hỗ trợ DisplayLink, phải có chứng nhận DisplayLink, rồi từ trình điều khiển DisplayLink được cài đặt trên MacBook của bạn mới xử lý việc chia ra nhiều màn hình của Dock.

Đối với những người dùng muốn tăng hiệu suất trong công việc của mình bằng cách mở rộng không gian hiển thị màn hình, việc sử dụng một chiếc dock là giải pháp rất tuyệt.

2. Bổ sung đầy đủ các cổng kết nối cho nhu cầu của bạn

Ở thời điểm hiện tại, MacBook Air M1 chỉ có duy nhất hai cổng Thunderbolt 3 và giắc tai nghe 3.5mm, bao gồm cả việc sạc cũng trên hai cổng Thunderbolt này. Từ đó khiến cho việc kết nối trên MacBook Air M1 trở nên hạn chế nhất trong dòng MacBook hiện tại.

MacBook Air M2, MacBook Air M3 giải quyết được hạn chế về cổng kết nối phần nào khi mà Apple đã trang bị cho máy một cổng sạc riêng là MagSafe 3. So với MacBook Air M1, việc có thêm một cổng sạc MagSafe riêng khiến người dùng cảm thấy thích thú hơn nhưng đây chưa hẳn là đầy đủ nhất các cổng kết nối.

MacBook Pro M1 13 inch, MacBook Pro M2 13 inch không khác gì MacBook Air M1. Hai máy chỉ bao gồm hai cổng Thunderbolt 3 duy nhất kiêm luôn cả cổng sạc nên hạn chế về cổng kết nối là không khác MacBook Air M1.

Đầy đủ các cổng kết nối nhất của dòng MacBook có thể kể tới các máy như MacBook Pro 14 inch, MacBook Pro 16 inch các đời chip Apple Silicon M1 Pro, M1 Max, M2 Pro, M2 Max, M3 Pro, M3 Max. Những máy này được trang bị riêng một cổng sạc hít nam châm MagSafe 3 như MacBook Air M2, M3 đồng thời có thêm 3 cổng Thunderbolt 4, 1 cổng HDMI, 1 giắc âm thanh 3.5mm, 1 khe đọc thẻ nhớ SDXC.

Riêng MacBook Pro 14 inch phiên bản chạy chip Apple Silicon M3 cơ bản, hãng đã cắt bớt chỉ còn 2 cổng Thunderbolt 3 mà thôi.

 Satechi Slim Hub Pro USB-C Thunderbolt 4 Chính hãng

Nếu mà chỉ tính riêng dòng MacBook Pro 14 inch, 16 inch thì những cổng kết nối đó có thể đã đủ với bạn ở điều kiện làm việc bình thường, hoặc hay di chuyển. Nhưng nhiều khi bạn vẫn sẽ cần thêm một số cổng khác như USB Type-A, DisplayPort, Optical, Ethernet… khi cố định ở bàn làm việc.

Một chiếc Dock sẽ hỗ trợ MacBook của bạn thêm nhiều cổng khác mà chắc chắn bạn sẽ cần như mình đã liệt kê ở trên. Cần thêm cổng USB Type-C? Thunderbolt? Thêm cổng HDMI?, chiếc Dock tốt sẽ giúp bạn đấy. Dock sẽ là một khoản đầu tư tuyệt vời nếu bạn có nhiều thiết bị trên bàn làm việc của mình như một hoặc nhiều màn hình ngoài, thiết bị lưu trữ ngoài, kết nối mạng có dây Ethernet, Webcam, dàn loa ngoài… hay thậm chí là iPhone, iPad của bạn và tất cả được kết nối với MacBook.

3. Sử dụng dễ dàng, thuận tiện: cắm và chạy

Hãy thử nghĩ tới lúc bạn đang kết nối nhiều cổng vào MacBook của bạn khi ở bàn làm việc, nhưng sau đó muốn mang đi lên văn phòng hay cà phê để làm việc tiếp chẳng hạn, bạn sẽ phải rút từng cổng ra. Sau đó khi về bàn làm việc lại, bạn sẽ phải cắm vào lại từng cổng rất bất tiện.

Nhìn chung thì đây không hẳn là việc tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, điều này khiến nó trở nên rối rắm và có thể gây hao mòn theo thời gian các cổng cắm trên MacBook, các sợi cáp…

Belkin Thunderbolt 4 Dock Pro 12 in 1

Với một chiếc Dock, mọi thứ được kết nối cố định và duy nhất vào chiếc dock đó. Chỉ cần cấp nguồn cho dock và một sợi dây kết nối với MacBook của bạn. Mọi thứ được giải quyết ở điểm này khi mà bạn muốn mang MacBook đi đâu, việc duy nhất cần làm là rút cọng cáp kết nối với Dock ra. Rất tiện lợi đối với người dùng. Và khi trở lại bàn làm việc, bạn chỉ cần cắm lại sợi cáp kết nối với dock đó vào máy Mac của bạn là đã có thể kết nối được với các thiết bị ngoại vi khác.

4. Có thể làm trạm sạc cho nhiều thiết bị cùng lúc

Trên bàn làm việc của bạn, có thể có nhiều thiết bị như iPhone, iPad, Apple Watch, AirPods và nhiều thứ khác bao gồm cả chiếc MacBook bạn đang làm việc. Mọi chuyện sẽ không thành vấn đề khi bạn muốn sạc một trong số chúng. Nếu bạn muốn sạc tất cả những thiết bị đó, các hạn chế sẽ bắt đầu xuất hiện.

Một số hạn chế đó có thể là khiến bạn phải quản lý nhiều bộ sạc hơn, bạn phải rút ra và cắm bộ sạc khác vào nếu muốn sạc cho máy khác. Nhiều hơn nữa, khi sạc nhiều thiết bị, các bộ sạc sẽ chiếm hết không gian của ổ cắm điện của bạn, rất bất tiện.

Qua đó, một chiếc dock thật sự tốt thường đi kèm với khả năng sạc điện cho nhiều thiết bị cùng lúc chỉ với một sợi dây cấp nguồn từ ổ cắm trên tường về tới Dock. Dock đóng vai trò như một bộ sạc nhiều cổng vậy. Khi đó, trên bàn làm việc của bạn, bạn chỉ cần cắm các thiết bị iPhone, iPad, Mac, AirPods, Apple Watch, tai nghe… vào dock để sạc cùng lúc.

Trên đây là những lý do mà ai cũng nên sắm cho mình một chiếc dock để sử dụng kết hợp hiệu quả với MacBook.

Xác định MacBook của bạn có các cổng Thunderbolt 3, Thunderbolt 4, USB4

Thông thường, ở thời điểm hiện tại, các cổng kết nối với Dock trên MacBook nhìn bên ngoài thì không khác gì nhau(đều là chuẩn kết nối USB Type-C), nhưng bản chất bên trong nó có sự khác nhau, cụ thể là ở tốc độ truyền tải dữ liệu. Tuy nhiên, bạn sẽ không phải quá lo lắng ở cổng nối ra Dock trên MacBook vì tất cả những dòng MacBook hiện nay đều có cổng Thunderbolt 3/ Thunderbolt 4 cùng với chuẩn USB4 cả rồi. Đảm bảo tốc độ nhanh và ổn định nhất khi kết nối với Dock, việc duy nhất bạn cần làm là tìm xem Dock đó có hỗ trợ Thunderbolt không thôi.

Hiện tại, Vender đang bán một số sản phẩm Thunderbolt đến từ Satechi, có thể dễ dàng sử dụng kèm với MacBook của bạn thông qua cổng Thunderbolt đó. Xem ngay Satechi Slim Hub Pro USB-C Thunderbolt 4 Chính hãng.

 

 
 
← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận

Về đầu trang
Thu gọn