Cách đo điện tâm đồ ECG trên Apple Watch tại Việt Nam

Cách đo điện tâm đồ ECG trên Apple Watch tại Việt Nam

ECG là gì? Điện tâm đồ là gì?

Điện tâm đồ (còn gọi là ECG hay EKG) là phương pháp kiểm tra nhằm ghi lại thời gian và cường độ của các tín hiệu điện tạo nên nhịp tim. Khi nhìn vào thông tin ECG, bác sĩ có thể nắm được chi tiết chuyên sâu về nhịp tim của bạn và tìm kiếm những điểm bất thường.

Những loại Apple Watch nào hỗ trợ ECG?

Bạn có thể dùng các dòng smartwatch để đo điện tâm đồ ECG, giúp ghi lại và đánh giá đường điện tim để bác sĩ của bạn có thể giám sát sức khỏe tim mạch và theo dõi các vấn đề liên quan đến sức khỏe của nhanh nhất.

Tính năng đo điện tâm đồ ECG có thể sử dụng trên Apple Watch Series 4, Apple Watch Series 5, Apple Watch Series 6Apple Watch Series 7Apple Watch Series 8, Apple Watch Series 9, Apple Watch SE, Apple Watch SE 2022, Apple Watch SE 2023Apple Watch Ultra và Apple Watch Ultra 2.
 
 
Vậy có thể dùng tính năng đo ECG trên Apple Watch tại Việt Nam không? Có Hiện tại người dùng Việt Nam đã có thể đo ECG theo như công bố Apple tại đây.
 

Cách đo điện tâm đồ ECG trên Apple Watch tại Việt Nam

Cách sử dụng ứng dụng ECG

Ứng dụng ECG có thể ghi lại nhịp tim cũng như chuyển động của bạn nhờ cảm biến nhịp tim bằng điện trên các dòng Apple Watch Series 4 trở lên và tất cả các kiểu máy Apple Watch Ultra, sau đó kiểm tra bản ghi để phát hiện những nhịp không đều rung nhĩ (AFib).

Ứng dụng ECG ghi lại điện tâm đồ biểu thị các xung điện tạo nên nhịp tim. Ứng dụng ECG kiểm tra những xung này để lấy nhịp tim và xem buồng tim trên và dưới của bạn có cùng nhịp với nhau không. Nếu chúng không cùng nhịp, thì đó có thể là biểu hiện của AFib.

Bạn cần:

- Đảm bảo ứng dụng ECG có ở quốc gia hoặc khu vực của bạn. Hiện tại người dùng Việt Nam đã có thể đo ECG theo như công bố Apple tại đây.

- Cập nhật iPhone lên phiên bản iOS mới nhất và Apple Watch lên phiên bản watchOS mới nhất.

- Ứng dụng ECG không dành cho người dưới 22 tuổi.

Cài đặt và thiết lập ứng dụng ECG

Ứng dụng ECG được cài đặt trong khi thiết lập ứng dụng ECG trên ứng dụng Sức khỏe. Hãy làm theo các bước sau để thiết lập ứng dụng ECG:

  • Bước 1: Mở ứng dụng Sức khỏe trên iPhone.
  • Bước 2: Chạm vào tab Duyệt, sau đó chạm vào Tim -> Điện tâm đồ (ECG) -> Thiết lập ứng dụng ECG.
  • Bước 3: Sau khi bạn thiết lập xong, hãy mở ứng dụng ECG trên Apple Watch để đo ECG.

Nếu bạn vẫn không thấy ứng dụng này trên Apple Watch, hãy mở Ứng dụng Watch trên iPhone rồi chạm vào Tim. Trong phần ECG, hãy chạm vào Cài đặt để cài đặt ứng dụng ECG.

Cách đo ECG trên Apple Watch

Bạn có thể đo ECG bất cứ lúc nào, mỗi khi bạn cảm thấy các triệu chứng như tim đập nhanh hoặc lỡ nhịp, khi bạn có những mối lo ngại chung khác về sức khỏe tim mạch hoặc khi bạn nhận được thông báo nhịp không đều.

  • Bước 1: Để đo ECG hãy đảm bảo Apple Watch vừa vặn và ở trên cổ tay. Để kiểm tra, hãy mở ứng dụng Apple Watch, chạm vào tab Đồng hồ của tôi, sau đó vào Cài đặt chung -> Chọn Hướng đồng hồ để kiểm tra.
  • Bước 2: Mở ứng dụng ECG trên Apple Watch. Đặt cánh tay của bạn trên bàn hoặc trên đùi. Đặt tay đối diện với đồng hồ, giữ ngón tay trên Digital Crown. Lưu ý: Bạn không cần nhấn Digital Crown trong suốt phiên.
  • Bước 3: Sau đó chờ đợi quá trình đo trong vòng 30 giây. Vào cuối quá trình ghi, bạn sẽ nhận được một phân loại, sau đó bạn có thể chạm vào Thêm triệu chứng và chọn các triệu chứng của mình.
  • Bước 4: Chạm vào Lưu để ghi lại mọi triệu chứng, sau đó chạm vào Xong.

Cách đo điện tâm đồ ECG trên Apple Watch tại Việt Nam

Cách nhận kết quả ECG chính xác nhất

- Đặt cánh tay trên bàn hoặc trên đùi trong khi thực hiện bản ghi. Cố gắng thư giãn và không di chuyển quá nhiều.

- Hãy nhớ đeo Apple Watch vừa khít trên cổ tay. Dây đeo cần vừa vặn và mặt lưng của Apple Watch phải tiếp xúc với cổ tay.

- Đảm bảo cả cổ tay và Apple Watch đều sạch và khô hoàn toàn.

- Đảm bảo Apple Watch ở trên cổ tay mà bạn đã chọn trong ứng dụng Apple Watch. Để kiểm tra, hãy mở ứng dụng Apple Watch, chạm vào tab Đồng hồ của tôi, sau đó vào Cài đặt chung -> Hướng đồng hồ.

- Di chuyển ra xa khỏi bất kỳ thiết bị điện tử nào đang cắm vào ổ cắm để tránh nhiễu điện.

- Một tỷ lệ nhỏ người dùng có thể có một số tình trạng bệnh lý nhất định nên không thể tạo ra đủ tín hiệu để tạo nên một bản ghi tốt, ví dụ: vị trí của tim trong lồng ngực có thể thay đổi mức tín hiệu điện, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng lấy số đo của ứng dụng ECG.

- Không được tiếp xúc với chất lỏng để ứng dụng ECG hoạt động bình thường. Để đảm bảo có được kết quả đo chính xác nhất sau khi bơi, tắm vòi sen, đổ nhiều mồ hôi hoặc rửa tay, hãy vệ sinh và làm khô Apple Watch. Có thể phải mất từ một giờ trở lên thì Apple Watch mới khô hoàn toàn.

Cách đo điện tâm đồ ECG trên Apple Watch tại Việt Nam

Cách đọc kết quả ECG trên Apple Watch

Sau khi đo thành công, bạn sẽ nhận được một trong các loại kết quả sau trên ứng dụng ECG. Dù kết quả như thế nào, Apple vẫn khuyến nghị nếu bạn cảm thấy không khỏe hoặc có bất kỳ triệu chứng nào, bạn nên thông báo cho bác sĩ của mình.

  • Nhịp xoang

Nếu kết quả hiển thị là Nhịp xoang thì có nghĩa là tim bạn đang đập theo một mô hình đồng nhất từ 50 đến 100 BPM. Tình trạng này diễn ra khi buồng trên của tim đập cùng nhịp với buồng dưới. Kết quả nhịp xoang chỉ áp dụng cho bản ghi cụ thể đó và không có nghĩa là tim của bạn đập theo một mô hình nhất quán. Kết quả này cũng không có nghĩa là bạn khỏe mạnh. Nếu bạn cảm thấy không khỏe hoặc có bất kỳ triệu chứng nào, bạn nên thông báo cho bác sĩ của mình.

  • Rung nhĩ

Kết quả AFib có nghĩa là tim đang đập theo một mô hình không đều. AFib là dạng phổ biến nhất của chứng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng hoặc nhịp tim không đều. Nếu bạn nhận được phân loại AFib và chưa từng được chẩn đoán bị rung nhĩ, bạn nên thông báo cho bác sĩ của mình. Ứng dụng ECG phiên bản. 1 có thể kiểm tra AFib trong khoảng từ 50 đến 120 BPM. Ứng dụng ECG phiên bản 2 có thể kiểm tra AFib trong khoảng từ 50 đến 150 BPM.

  • Nhịp tim thấp hoặc cao

Nhịp tim dưới 50 BPM hoặc trên 120 BPM trong ECG phiên bản 1 ảnh hưởng đến khả năng kiểm tra AFib của ứng dụng ECG. Trong ECG phiên bản 2, nhịp tim dưới 50 BPM hoặc trên 150 BPM ảnh hưởng đến khả năng kiểm tra AFib của ứng dụng ECG.

Nhịp tim có thể thấp vì các loại thuốc nhất định hoặc nếu tín hiệu điện không được dẫn đúng cách qua tim. Việc rèn luyện để trở thành vận động viên ưu tú cũng có thể dẫn đến nhịp tim thấp.

Nhịp tim cao có thể do tập thể dục, căng thẳng, lo lắng, uống rượu bia, mất nước, nhiễm trùng, AFib hoặc các chứng rối loạn nhịp tim khác.

  • Chưa có kết luận

Kết quả chưa có kết luận nghĩa là không thể phân loại bản ghi. Điều này có thể là do một trong các tình huống sau:

- Trong phiên bản ECG, nhịp tim của bạn nằm trong khoảng từ 100 đến 120 BPM và bạn không bị AFib.

- Bạn có máy trợ tim hoặc máy khử rung tim cấy ghép (ICD).

- Kết quả ghi có thể cho thấy dấu hiệu của các chứng rối loạn nhịp tim hoặc bệnh tim khác mà ứng dụng không được thiết kế để nhận biết.

- Các tình trạng bệnh lý hoặc thuốc nhất định có thể khiến một tỷ lệ nhỏ người dùng không tạo ra đủ tín hiệu để tạo nên một bản ghi tốt.

- Bạn cũng có thể nhận được kết quả chưa có kết luận nếu bạn không đặt cánh tay trên bàn trong khi ghi hoặc bạn đeo Apple Watch quá lỏng.

  • Bản ghi không tốt

Phân loại này chỉ có trong ECG phiên bản 2. Bản ghi không tốt có nghĩa là không thể phân loại kết quả. Nếu bạn nhận được kết quả Bản ghi không tốt, bạn có thể thử một số thao tác sau để có bản ghi tốt hơn.

- Đặt cánh tay trên bàn hoặc trên đùi trong khi thực hiện bản ghi. Cố gắng thư giãn và không di chuyển quá nhiều.

- Hãy nhớ đeo Apple Watch vừa khít trên cổ tay. Dây đeo cần vừa vặn và mặt lưng của Apple Watch phải tiếp xúc với cổ tay của bạn.

- Đảm bảo cả cổ tay và Apple Watch đều sạch và khô. Nước và mồ hôi có thể gây ra bản ghi không tốt.

- Kiểm tra xem bạn có đang đeo Apple Watch trên đúng hướng cổ tay bạn chọn trong phần Cài đặt.

- Di chuyển ra xa khỏi bất kỳ thiết bị điện tử nào đang cắm vào ổ cắm để tránh nhiễu điện.

Những điều bạn cần biết

- Ứng dụng ECG không thể phát hiện cơn đau tim. Nếu bạn thấy đau ngực, tức ngực, nặng ngực hoặc có các dấu hiệu mà bạn cho là cơn đau tim, hãy gọi ngay cho dịch vụ cấp cứu.

- Ứng dụng ECG không thể phát hiện cục máu đông hoặc đột quỵ.

- Ứng dụng ECG không thể phát hiện các bệnh lý khác liên quan đến tim. Các bệnh lý này bao gồm huyết áp cao, suy tim sung huyết, cholesterol cao hoặc các dạng rối loạn nhịp tim khác.

Nếu bạn cảm thấy không khỏe hoặc có bất kỳ triệu chứng nào, hãy thông báo cho bác sĩ của bạn hoặc phải đến gặp bác sĩ ngay.

Mua ngay Apple Watch chính hãng giá rẻ tại https://vender.vn

Chi tiết liên hệ và đặt hàng:

Mua ngay tại: https://vender.vn

☎️Điện thoại: 02822 006 007

🏆Chat Zalo: https://zalo.me/3580170500894915761

🏆Chat Facebook: https://m.me/vender.vn

🏘Địa chỉ Showroom: 379 Võ Văn Tần, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh📍Xem bản đồ

 

 

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận

Về đầu trang
Thu gọn